Đọc sách
Nê-hê-mi chúng ta nhớ đến sách E-xơ-ra. Cả hai sách đều đề cập đến những người
lưu đày được trở về quê hương.
-Năm 538 TC,
được vua Si-ru cho phép, đợt hồi hương thứ nhất có 50 ngàn người do ông
Xô-rô-ba-bên dẫn đầu (E-xơ-ra 1-6)
- 536 TC khởi công tái thiết Đền thờ.
- 18/12/517 TC hoàn tất công cuộc tái
thiết.
-Năm 458 TC,
được vua At-ta-xét-xe cho phép, đợt hồi hương thứ hai do ông E-xơ-ra dẫn đầu
(E-xơ-ra 7-10), 80 năm sau đợt thứ nhất.
- 3/458 TC E-xơ-ra và khoảng 2000 người
nam cùng gia quyến của họ lên đường.
- 8/458 TC, họ về đến Giê-ru-sa-lem.
-Năm 445 TC,
được vua At-ta-xét-xe cho phép, đợt hồi hương thứ ba (nhóm ít người) do ông
Nê-hê-mi cầm đầu. (Sách Nê-hê-mi)
· 12/446 TC,
ông Nê-hê-mi nghe kể về tình trạng của tường thành Giê-ru-sa-lem.
· 4/445 TC,
sau 4 tháng cầu nguyện, ông Nê-hê-mi trình với vua và xin phép.
· 9/445 TC, hoàn
tất công cuộc xây tường thành Giê-ru-sa-lem sau 52 ngày.
· Năm 433 TC,
ông Nê-hê-mi trở về Ba-by-lôn và sống tại đó. Đến năm 423 TC ông quay về
Giê-ru-sa-lem. (Nê-hê-mi 13:6-31)
Sau đợt hồi
hương thứ nhất, ông Xô-rô-ba-bên kêu gọi tuyển dân của Chúa tái thiết Đền thờ
Giê-ru-sa-lem.
Sau đợt hồi
hương thứ hai, ông E-xơ-ra kêu gọi tuyển dân của Chúa tái thiết Đền thờ tâm linh
qua việc ăn năn xưng tội.
Sau đợt hồi
hương thứ ba, ông Nê-hê-mi kêu gọi tuyển dân của Chúa:
- Tái thiết tường thành Giê-ru-sa-lem và
- Phục hồi luật pháp của Đức Chúa Trời
trong đời sống dân sự.
Tường thành
bảo vệ Giê-ru-sa-lem còn luật pháp bảo vệ đời sống theo Chúa của tuyển dân.
Ba nhân vật
chính ông Xô-rô-ba-bên, ông E-xơ-ra, ông Nê-hê-mi đều là những người có đặc ân
của Đức Chúa Trời.
- Ông Xô-rô-ba-bên thuộc về dòng dõi quý tộc, cháu nội của vua Giê-hô-gia-kim (E-xơ-ra 3:1, A-ghê 1:1, Ma-thi-ơ 1:12)
- Ông E-xơ-ra thuộc dòng dõi thầy tế lễ,
bản thân là thầy tế lễ và cũng là một học giả (E-xơ-ra 7:1-5, 11)
- Ông Nê-hê-mi là quan tửu chánh của vua Ạt-ta-xét-xe
I (465-424 TC)
Ông Nê-hê-mi
là một trong số những người Do Thái bị lưu đày. Sống xa quê hương của mình,
nhưng
- Được ở kinh đô Su-sơ
- Được làm quan tửu chánh
- Được gần vua
1. Thấy
-Trong khi
nhiều người không biết tình trạng tuyển dân của Chúa tại Giê-ru-sa-lem và không
biết tình trạng của Giê-ru-sa-lem thì ông Nê-hê-mi được biết. Qua việc hỏi thăm
của ông Nê-hê-mi, ông Ha-na-nia cho biết tuyển dân của Chúa bị hoạn nạn và tủi
nhục, còn tường thành thì sụp đổ, cổng thành bị đốt cháy.
Ông Nê-hê-mi
thấy được tình cảnh của tuyển dân, thấy được tình trạng của vách thành và các
cổng thành. Đây có phải là đặc ân không?
-Trong khi nhiều
người cho rằng một số dân bị lưu đày đã trở về Giê-ru-sa-lem, Đền thờ đã được
tái thiết, đã khánh thành rồi, chẳng cần lo lắng gì nữa thì ông Nê-hê-mi vẫn có
gánh nặng về tuyển dân của Chúa, có gánh nặng về những tường thành sụp đổ, có
gánh nặng về những cổng thành bị đốt cháy. Đó có phải là đặc ân không?
-Trong khi
những người khác không biết thực trạng của thanh thiếu niên, không biết sự bảo
vệ của cộng đồng đang có nguy cơ sụp đổ thì bạn là người lãnh đạo thanh thiếu niên
nhận biết tình cảnh của thanh thiếu niên Cơ Đốc, nhận biết thực trạng của ban
thanh niên, ban thiếu niên. Đó có phải là đặc ân không?
-Trong khi
những người khác cho rằng có ban thanh niên, ban thiếu niên, có sinh hoạt hằng
tuần, có ban hát lễ... như vậy là an tâm, là tốt rồi. Còn bạn là người lãnh đạo
không yên tâm với tình trạng của giới trẻ hiện nay trong Hội thánh, không an
tâm với tổ chức ban thanh niên, ban thiếu niên như hiện nay. Bạn đang có một
gánh nặng về giới trẻ Cơ Đốc, có gánh nặng về thanh thiếu niên. Đó có phải là
đặc ân không?
-Trong câu
chuyện, nếu ông Nê-hê-mi chỉ quan tâm hời hợt thì sự việc sẽ thế nào? Người
lãnh đạo thuộc linh không thể không quan tâm, hoặc chỉ quan tâm nửa vời mà phải
quan tâm đến nơi đến chốn. Trong trường hợp ông Nê-hê-mi, qua sự quan tâm của
ông mà Chúa đặt gánh nặng về tuyển dân của Chúa, về vách thành Giê-ru-sa-lem.
Nhờ đó ông có khải tượng trở về với tuyển dân của Chúa và cùng họ xây dựng lại
tường thành. Thật lạ lùng, khi ông Nê-hê-mi nghe về tình cảnh của tuyển dân,
ông cảm động và nhận biết Đức Chúa Trời kêu gọi ông phục vụ trong một lãnh vực hoàn
toàn khác xa với nghề nghiệp hiện tại của ông.
=>Qua
người khác, Chúa bày tỏ cho người lãnh đạo thấy tình trạng và nhu cầu của nhà
Chúa, của tuyển dân, đó là đặc ân.
=>Người
lãnh đạo thuộc linh phải nhận ra nhu cầu của tuyển dân, phải nhận thấy tình
trạng của nhà Chúa, đó là trách nhiệm.
-Bạn có phải
là nhà lãnh đạo thuộc linh không nói, không nghe, không nhận thấy (không bàn
đến, không lắng nghe, không nhìn thấy)?
Nếu ta không nhớ Giê-ru-sa-lem,
Không yêu Giê-ru-sa-lem
Hơn mọi niềm vui,
Lưỡi ta sẽ bất động
Không còn ca hát nữa!
(Thi
Thiên 137:5-6)
Nếu ta không nhớ Hội thánh,
Không yêu Hội thánh
Hơn mọi niềm vui,
Lưỡi ta sẽ bất động
Không còn ca hát nữa!
2. Than khóc. Tra xét bản thân lẫn toàn thể.
(Tương giao với Chúa)
-Trong khi
người khác không đề cập đến, không nghe đến, không nhận thấy thì ông Nê-hê-mi
quan tâm và được biết về tình cảnh của tuyển dân lẫn tình trạng của
Giê-ru-sa-lem. Thế nhưng có đặc ân, có trách nhiệm để làm gì?
-Từ tháng
Kít-lơ cho đến tháng Ni-san (tháng 9 cho đến tháng 12) ông Nê-ê-mi ở tại kinh
đô Su-sơ, khóc lóc, kiêng ăn, cầu nguyện.
-Than khóc,
kiêng ăn, cầu nguyện cho ai?
Ông Nê-hê-mi
than khóc về chính mình, về dân tộc của mình và về Giê-ru-sa-lem. Tôi xin mắt Chúa hãy đoái đến và lỗ tai Chúa
lắng nghe lời cầu nguyện của kẻ đầy tớ Chúa, mà tôi hiện lúc này hằng ngày và
đêm cầu nguyện vì dân I-sơ-ra-ên, là các tôi tớ Chúa, ở tại trước mặt Chúa và
xưng những tội của dân I-sơ-ra-ên mà chúng tôi đã phạm với Ngài. Và lại tôi và
nhà của tổ phụ tôi cũng có phạm tội. Chúng tôi có làm rất ác tệ nghịch cùng
Chúa, không vâng giữ điều răn giới mạng và luật lệ của Chúa đã phán dạy Môi-se,
là kẻ tôi tớ Chúa. (Nê-hê-mi 1:6, 7)
-Trong khi
những người khác không than khóc, không kiêng ăn, chẳng ăn năn tội lỗi thì ông
Nê-hê-mi “khóc, cư tang mấy ngày, cử ăn và cầu nguyện” cho bản thân, cho tuyển dân
của Chúa và cho Giê-ru-sa-lem.
Người lãnh
đạo than khóc cho mình, kiêng ăn để kỷ luật chính mình, ăn năn tội lỗi của mình
là người lãnh đạo chuẩn bị cho chức vụ và công tác. Trước khi trở về để xây
dựng Giê-ru-sa-lem, ông Nê-hê-mi cần xây dựng bản thân. Trước khi tìm kiếm giải
pháp cho tuyển dân của Chúa, ông Nê-hê-mi cần tìm kiếm giải pháp cho bản thân.
Người lãnh
đạo thường thấy tình cảnh và tình trạng của người mình hướng dẫn mà không nhận
ra tình cảnh và tình trạng của mình. Chúa cho ông Nê-hê-mi nhìn thấy tình trạng
và tình cảnh của mình để ông khóc lóc, kiêng ăn, cầu nguyện với Chúa, đó là đặc
ân.
Người lãnh
đạo cần than khóc về tuyển dân của Chúa, than khóc về Giê-ru-sa-lem, về Đền
thờ, về tường thành Giê-ru-sa-lem, đó là trách nhiệm.
Ông Đa-ni-ên
mỗi ngày ba lần hướng về Giê-ru-sa-lem để cầu nguyện. Ông Nê-hê-mi ở tại kinh
đô Su-sơ nhưng cầu nguyện cho kinh đô Giê-ru-sa-lem.
Là người
lãnh đạo của thanh thiếu niên, khi nghe tiếng của Chúa, khi nhìn thấy tình
trạng của các bạn trẻ, bạn có nhìn thấy tình trạng của chính mình không? Bạn có
nói về chính mình như tiên tri Ê-sai đã nói không? “Khốn nạn cho tôi! Xong đời tôi rồi! Vì tôi là một người có môi dơ
dáy.”
Người lãnh
đạo thuộc linh rất dễ tách biệt khỏi hội chúng. “Dân của Chúa phạm tội chớ tôi
đâu có phạm tội như họ.” Phải chăng bạn nhận ra tình trạng của thanh thiếu niên
trong hội thánh nhưng lại không nhận ra tình trạng của mình? Vì sao những nhà
lãnh đạo thuộc linh, vì sao bạn chưa nghe tiếng Chúa phán: “Lỗi ngươi được bỏ rồi, tội ngươi được tha rồi”? (Ê-sai 6:5, 7)
Khóc lóc,
xưng tội, ăn năn và cầu thay cho dân của Chúa, cho nhà của Chúa vừa là đặc ân
vừa là trách nhiệm của người lãnh đạo. Là người lãnh đạo giới trẻ, bạn đã than
khóc, kiêng ăn, cầu nguyện cho họ chưa? Kiêng ăn, khóc lóc về chính mình cũng không,
mà kiêng ăn, khóc lóc về thanh thiếu niên cũng không.
Trở nên người
lãnh đạo giới trẻ là cơ hội để trước hết tập kỷ luật bản thân, để thay đổi
chính mình. Đó là đặc ân và cũng là trách nhiệm. Sau đó quan tâm đến tập thể
những người trẻ để có gánh nặng về họ, khóc lóc, cầu thay cho họ. Đó vừa là đặc
ân, vừa là trách nhiệm của người lãnh đạo.
3. Tìm kiếm
Trong 4
tháng, ngoài việc kiêng ăn, khóc lóc, cầu nguyện, ông Nê-hê-mi còn làm gì nữa?
Trong nội
dung lời cầu nguyện (câu 5-11), ông Nê-hê-mi bộc bạch nỗi lòng của “tôi”, “kẻ
đầy tớ Chúa”, “chúng tôi”, “các tôi tớ Ngài”. Điều này cho thấy bên cạnh việc
tương giao với Chúa, ông Nê-hê-mi còn dành thì giờ để tìm kiếm những người đồng
tình với mình.
Để tìm được
những người cùng tâm tình với mình, người lãnh đạo phải trình bày điều mình
thấy, phải truyền lửa, truyền ước mơ, khải tượng cho người khác. Từ một người
thấy tình cảnh của tàn dân và tình trạng của Giê-ru-sa-lem đến nhiều người
thấy. Từ một người có nặng lòng vì Giê-ru-sa-lem đến nhiều người nặng lòng. Từ
một người muốn trở về quê hương đến nhiều người muốn trở về quê hương. Từ một
người ăn năn, khóc lóc, cầu nguyện đến nhiều người ăn năn, khóc lóc, cầu nguyện
xưng tội. Từ một người muốn xây dựng lại Giê-ru-sa-lem đến có nhiều người muốn
góp phần xây dựng lại Giê-ru-sa-lem. Tất cả đều đòi hỏi người lãnh đạo thuộc
linh phải biết truyền đạt trong quá trình tìm kiếm người cùng làm việc với
mình. Đó là những người cộng sự, là hội chúng.
Muốn truyền
giảng phải dành thì giờ để ra đi, gặp gỡ và trò chuyện. Muốn truyền lửa thuộc
linh cũng phải tìm đến, gặp gỡ, trò chuyện, tâm tình.
Là người
lãnh đạo của giới trẻ, bạn dành bao nhiêu thời gian để tìm kiếm người cùng tâm
tình với mình, cùng làm việc với mình? Bạn truyền đạt những gì, tâm tình điều
gì cho những người bạn muốn cộng tác?
Khi thấy bạn
đến thăm, những thanh thiếu niên ít đi nhóm lại nghĩ gì? “Mình yếu đuối, không
đi nhóm, cho nên đến thăm để mình đi nhóm.” Khi thấy bạn chỉ truyền lệnh, giao
công việc, giao việc này, việc kia, những thanh thiếu niên đang chuyên cần nhóm
lại nghĩ gì? "Hết việc thì thôi. Cứ như là vắt chanh bỏ vỏ." Người
đến sinh hoạt với ban thanh niên, người làm việc trong ban thanh niên nhưng
dường như chẳng có ai cùng tâm tình, cùng khải tượng với bạn là người lãnh đạo.
Ông Nê-hê-mi
đã tìm kiếm được những người cùng tâm tình với ông, cùng bắt đầu bằng cách xây
dựng lại Giê-ru-sa-lem của bản thân như ông, bắt đầu tìm kiếm sự thay đổi trong
đời sống cá nhân, bắt đầu tương giao với Chúa, đồng tâm hiệp ý với nhau về gánh
nặng và về khải tượng đối với Giê-ru-sa-lem.
Người lãnh đạo
thuộc linh tìm kiếm một nhóm người có cùng khải tượng, cùng ước muốn phục vụ
trong một lãnh vực. Đó là đặc ân hay là trách nhiệm? Cả hai.
4. Thiết kế chương trình. Lên kế hoạch
Biết tin tức
về Giê-ru-sa-lem vào tháng Kít-lơ, có gánh nặng và khải tượng về Giê-ru-sa-lem,
những tháng tiếp theo ông Nê-hê-mi chuẩn bị cho chức vụ và công tác của mình
qua việc tương giao với Chúa, tìm kiếm người cộng sự và thiết kế một chương trình
hành động.
Ông Nê-hê-mi
đã biết chương trình của Chúa đối với giai đoạn đã qua của cuộc đời ông. Nay
đang làm quan dâng rượu cho vua, ông có khải tượng và gánh nặng về
Giê-ru-sa-lem, ông vừa cầu nguyện tìm kiếm ý muốn cụ thể của Chúa, vừa lên kế
hoạch. Tất nhiên ông ao ước được về Giê-ru-sa-lem với mục tiêu ngắn hạn là xây
lại tường thành Giê-ru-sa-lem.
Kế hoạch của
ông Nê-hê-mi bao gồm những gì? Kế hoạch nhắm đến mục tiêu nào?
-Trước hết
là nhân lực
- Bản thân
- Tìm người cộng sự
-Tìm kiếm
tài lực
- Tìm nguồn vật liệu, sự trợ giúp
-Trở về
Giê-ru-sa-lem
- Chuyến đi
-Xây dựng
lại tường thành
- Kế hoạch cụ thể, chi tiết
Để trở về
Giê-ru-sa-lem, ông cần gì? Để xây dựng, ông cần gì?
Người lãnh
đạo thuộc linh nuôi dưỡng khải tượng bằng sự tương giao với Chúa, truyền đạt
khải tượng, thiết kế chương trình hành động trong tinh thần tuân phục ý muốn
của Chúa. Chờ đợi thời điểm Chúa cho. Bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng vấn
đề?
Người lãnh
đạo thuộc linh có gánh nặng, có khải tượng nhưng không nuôi dưỡng khải tượng
đúng cách thì suốt đời chẳng thực hiện được việc gì.
Đức Chúa
Trời có chương trình cho Giê-ru-sa-lem, ông Nê-hê-mi sau khi nhận biết chương
trình của Chúa, nhận biết Chúa muốn ông và những người khác thực hiện chương
trình của Ngài, ông Nê-hê-mi thiết kế chương trình, lên kế hoạch và chờ đợi
thời điểm Chúa cho. Nhận biết chương trình của Chúa, nhận biết ý muốn của Chúa
để thiết kế một chương trình. Đó là đặc ân hay là trách nhiệm.
Đức Chúa
Trời đã cho ông Nê-hê-mi nhận biết thời điểm Chúa muốn ông bắt đầu khi vua
At-ta-xét-xe hỏi ông: “Ngươi cầu xin cái gì?” (2:4)
5. Thực hiện kế hoạch
Ông Nê-hê-mi
phải thực hiện những kế hoạch nào? Tất nhiên là những kế hoạch liên quan đến
bản thân ông, đến nhân lực, đến tài lực, đến việc hồi hương, đến việc xây dựng.
Thế nhưng cần hiểu rằng ông Nê-hê-mi đã thực thi kế hoạch từ lâu rồi.
Khi ông
Nê-hê-mi ở tại kinh đô Su-sơ, làm công việc của một quan tửu chánh, đó là đặc
ân Chúa ban cho ông, ông có trách nhiệm sống xứng đáng trong vai trò của mình.
Bây giờ ông
được vua Ạt-ta-xét-se sai về Giê-ru-sa-lem, được Chúa dùng làm người lãnh đạo
dân của Chúa trở về xây dựng lại tường thành Giê-ru-sa-lem. Đó cũng là đặc ân,
cũng là trách nhiệm của người được Chúa dùng.
Có nghề
nghiệp trong cuộc đời này là đặc ân Chúa ban cho và cũng cần có trách nhiệm. Có
chức vụ, là người lãnh đạo trong cộng đồng Cơ Đốc cũng là đặc ân Chúa ban cho
và cũng cần có trách nhiệm. Ông Nê-hê-mi không thể chỉ làm tốt công việc của
mình tại kinh đô Su-sơ, ông cũng cần làm tốt công việc của mình tại kinh đô
Giê-ru-sa-lem. Đặc ân Chúa ban cho chúng ta trong cuộc đời này là “việc nhỏ”,
đặc ân Chúa ban cho chúng ta trong việc phục vụ Hội thánh mới là “việc lớn”. Trung
thành hoàn tất việc nhỏ sẽ được giao cho việc lớn (Ma-thi-ơ 25:21, 23)
Nhiều người
cho rằng nghề nghiệp của mình là “việc lớn” còn phục vụ thanh thiếu niên chỉ là
“việc nhỏ”. Chỉ trung thành lo “việc lớn”, còn “việc nhỏ” chỉ là giải trí cho
vui mà thôi.
Tường thành
Giê-ru-sa-lem bị sụp đổ 140 năm, ông Xô-rô-ba-bên đã trở về trước ông Nê-hê-mi
khoảng 80 năm, ông E-xơ-ra đã trở về trước ông Nê-hê-mi khoảng 12 năm, họ đã
xây dựng lại Đền thờ, nhưng chưa thể xây dựng lại tường thành sụp đổ.
Bây giờ ông
Nê-hê-mi là người có khải tượng, có gánh nặng trở về để xây dựng lại tường
thành Giê-ru-sa-lem, đó không phải là đặc ân sao?
Những nhóm
người trước ông Nê-hê-mi xây dựng lại "trái tim" Giê-ru-sa-lem, còn
ông Nê-hê-mi xây dựng lại hàng rào bảo vệ "trái tim" đó. Mỗi người có
đặc ân khác nhau.
Xét về tổng
thể, không phải Xô-rô-ba-bên và E-xơ-ra thất bại trong khải tượng và công tác
Chúa giao cho. Mỗi người có trách nhiệm chu toàn công tác Chúa giao cho trong cuộc
đời của mình. Ông Nê-hê-mi cũng vậy, nhưng ông có đặc ân là người hoàn tất việc
xây dựng lại Giê-ru-sa-lem. Giống như đặc ân và vinh hạnh của một người tiếp
nối công việc của những người đi trước, hoàn tất mọi việc.
Có thể nói
trong 100 năm qua, nhiều thế hệ Xô-rô-ba-bên, thế hệ E-xơ-ra đã có khải tượng,
đã xây dựng ban thanh thiếu niên trong Hội thánh, các thế hệ trước đã nhiều lần
xây dựng Giê-ru-sa-lem, nhưng chưa hoàn tất. Ngày hôm nay, các bạn, những vị
đặc trách, người hướng dẫn ban thiếu niên, những người trong ban điều hành
thanh niên là những Nê-hê-mi. Chúng ta có đặc ân và trách nhiệm xây dựng lại,
dù chỉ là những tường thành, nhưng đã sụp đổ từ lâu.
Những bức
tường thành đã sụp đổ từ lâu có phải là gánh nặng của chúng ta không? Có làm
cho chúng ta than khóc không? Có trở thành khải tượng, có trở thành kế hoạch
xây dựng của chúng ta không?
Ông Nê-hê-mi
cùng với những công sự và tuyển dân của Chúa đã xây dựng lại tường thành
Giê-ru-sa-lem trong vòng 52 ngày. Nhờ đâu tường thành sụp đổ và không ai xây
dựng trong 140 năm có thể xây dựng lại trong vòng 52 ngày dưới sự lãnh đạo của
ông Nê-hê-mi?
Có phải nhờ
người lãnh đạo Nê-hê-mi, các cộng sự nhận biết đặc ân và thực hiện trách nhiệm
của mình không? Họ đã bày tỏ đặc ân và trách nhiệm thông qua:
-Nhờ thấy,
nhờ có tầm nhìn, có khải tượng.
-Nhờ than
khóc, nhờ có tấm lòng
-Nhờ tương
giao với Đức Chúa Trời, tìm kiếm sự cộng tác, tìm kiếm người cùng làm việc, tìm
kiếm sự ủng hộ.
-Nhờ thiết
lập kế hoạch, thiết kế chương trình hành động.
-Nhờ tổ chức
sắp xếp công việc hợp lý
Từ tầm nhìn
(khải tượng), cho đến thời gian dành cho vấn đề thuộc linh, thời gian tìm kiếm
các nguồn trợ giúp, thời gian thiết lập kế hoạch, thời gian tổ chức đều ảnh
hưởng đến thời gian thực hiện chương trình.
XuânThu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét