Mỗi ngày một chút! Headline Animator

Mỗi ngày một chút!

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Ngày 30 tháng 4. TỪ CHỐI NHẰM TRÁNH CẠM BẪY


23
3
Chớ thèm món ngon của người,
Vì là vật thực phỉnh gạt.

3
Vì của ngon rượu ngọt là cạm gài bẫy chăng.


(Bản Hiện Đại)
Châm Ngôn 23:1 người cha khuyên con (T1)thận trọng khi ngồi ăn với “quan trưởng” vì phải biết “quan trưởng” là ai? Châm Ngôn 23:2 người cha khuyên con (T2)tự kỷ luật trong việc ăn uống. Châm Ngôn 23:3 người cha cho con biết món ngon “quan trưởng” mời là “vật thực phỉnh gạt” và khuyên con (T3)từ chối (chớ thèm) món ngon. 
Ai lại chẳng thích ăm sung mặc sướng như người giàu và những người nổi tiếng. Ai lại chẳng thích mặc áo gấm tía lồng áo gai mịn, hằng ngày tiệc tùng linh đình (Lu-ca 16:19) như người giàu trong ẩn dụ Chúa Giê-xu kể. Tuy nhiên, lối sống xa hoa của tầng lớp thượng lưu, phong cách ăn sung mặc sướng của họ vừa lừa dối chính họ vừa là cạm bẫy đối với những người thèm khát giống như họ. Sứ đồ Giăng khuyên: “Đừng yêu thế gian và những gì thuộc về thế gian, vì nếu yêu thế gian, anh em chứng tỏ mình không thật lòng yêu Đức Chúa Trời.” (I Giăng 2:15)
Bà Ê-va quá ngây thơ khi không lập tức từ chối lời mời mọc của Ma quỷ. Bà tiếp tục “nhìn trái cây thèm thuồng”. Thèm thuồng bộc lộ qua cái nhìn (“thấy vừa ngon vừa đẹp”), qua suy nghĩ (“lại mở mang trí khôn”). Kết cục của “thèm thuồng” là phải thoả mãn ngay (“liền đưa tay hái trái ăn”)(Sáng Thế Ký 3:6).
Sau khi kiêng ăn bốn mươi ngày bố mươi đêm, Chúa Giê-xu đói. Ma quỷ tấn công vào nhu cầu “thèm ăn” của Ngài. Chúa lập tức trả lời: “Con người sống không chỉ nhờ bánh, nhờ lời từ miệng Chúa Trời phán ra” (Ma-thi-ơ 4:1-4) Trong thân xác con người, Chúa không thèm bánh, Ngài thèm lời Đức Chúa Trời.
“Chớ thèm món ngon của người” tức là không quan tâm đến, không suy nghĩ về điều đó nữa. Muốn vậy phải lập tức từ chối, dứt khoát từ chối. Chúa Giê-xu khuyên: “Anh em cũng hãy đề phòng, đừng bận tâm về việc ăn uống say sưa, mải lo việc đời đến nỗi ngày ấy thình lình đến với anh em (Lu-ca 21:34)
Nếu đã được báo trước và biết trước “món ngon của người là vật thực phỉnh gạt” thì lời cầu nguyện của người khôn ngoan là: “Xin đừng cho lòng con hướng về điều xấu, và làm việc ác với kẻ bất lương. Đừng để con ăn thức ăn ngon với họ.” (Thi Thiên 141:4) 
Oaktreevu (XuânThu Sách Cơ Đốc) 


Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

Ngày 29 tháng 4. TRIỆT ĐỂ KHÔNG CHIỀU THEO BẢN NGÃ

23
2
Nếu con có láu ăn,
Khá để con dao nơi họng con.

2
Đừng ăn cho thoả lòng, nhưng phải đề phòng.


 (Bản Hiện Đại)
Chẳng phải bữa ăn nào cũng tốt. Vì sao ăn? Ăn với ai? Ăn tại đâu? Ăn món gì?... là những câu hỏi giúp người khôn ngoan quyết định đúng đắn. Châm Ngôn 23:1 khuyên người khôn ngoan phải thận trọng với “người trên mình” (quan trưởng), phải biết người đó là ai, còn châm Ngôn 23:2 khuyên người khôn ngoan phải thận trọng với “người trong mình” (bản ngã, xác thịt).
“Nếu con có láu ăn”. Trong khung cảnh sang trọng, với những món ngon vật lạ, tánh tham ăn có thể quay trở lại. Tham lam, bao gồm tham ăn, là một trong những biểu hiện nếp sống cũ, nếp sống xác thịt. Sứ đồ Phao-lô viết cho những người được đổi mới, được Đức Chúa Trời chọn lựa và yêu thương (Cô-lô-se 3:10, 12) rằng: Anh em hãy tiêu diệt những thói quen trần tục như gian dâm, ô uế, tình dục, ham muốn xấu xa và tham lam – tham lam là thờ hình tượng. (Cô-lô-se 3:5)
“Nếu con có láu ăn” là vừa bao hàm sự đòi hỏi của bản ngã, của xác thịt, vừa bao hàm sự hấp dẫn của món ăn có thể cám dỗ người khôn ngoan. Vua ấn định thực đơn và khẩu phần cho thanh niên Đa-ni-ên, Ha-na-nia, Mi-sa-ên và A-xa-ria, “cho họ mỗi ngày được ăn cao lương mỹ vị vua ăn, được uống rượu ngon vua uống liên tiếp trong ba năm.” (Đa-ni-ên 1:5) Những món thiên hạ thèm muốn thì nhóm Tứ trụ lại từ chối. Đa-ni-ên đã quyết tâm không chịu để cho cao lương mỹ vị, rượu ngon nhà vua làm cho mình ô nhiễm. Đa-ni-ên khẩn khoản xin thái giám đừng cho mình ăn uống các thứ ấy để khỏi tự bôi bẩn tâm thần. (Đa-ni-ên 1:8-9)   
“Hãy để con dao nơi họng con”. Tự đặt con dao nơi cuống họng ngụ ý về biện pháp nghiêm khắc đối với bản thân về việc ăn uống và nói năng. Người không chiều theo các ham muốn của xác thịt. (Rô-ma 13:14) mới “để con dao nơi họng” của mình.
Tự “để con dao nơi họng” cũng nói lên tính kỷ luật của bản thân về việc ăn uống và nói năng. Sứ đồ Phao-lô tuyên bố: “Tôi đối xử nghiêm khắc với bản thân, bắt nó phải khuất phục, nếu không, sau khi huấn luyện nhiều người, chính tôi sẽ bị loại bỏ.” (I Cô-rinh-tô 9:14)
Chúa Giê-xu còn dùng hình ảnh con dao để nói về biện pháp triệt để hơn: “Nếu tay hoặc chân anh cám dỗ anh phạm tội, hãy chặt và quăng đi. Vì tha cụt tay què chân mà anh được sống còn hơn là có đủ hai tay hai chân mà bị quăng vào lửa đời đời.  (Ma-thi-ơ 18:8)
Oaktreevu (XuânThu Sách Cơ Đốc) 


Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

Ngày 28 tháng 4. XÉT KỸ KẺO MẤT TRỌN CUỘC ĐỜI

23
1
Khi con ngi ăn ba vi mt quan trưởng,
Hãy xét k người trước mt con;


1
Ăn ung vi người quyn quý phi thn trng.

Sách Châm Ngôn dy v s khôn ngoan, trước hết là khôn ngoan trong mi liên h vi Đc Chúa Tri, kế đến là khôn ngoan trong mi liên h vi người xung quanh. Sách Châm Ngôn giúp người khôn ngoan không sng kiu “khôn nhà, di ch”.
“Con ngi ăn ba vi mt quan trưởng”. “Con” là ai? “Con” là người khôn ngoan, là người kính s Đc Chúa Tri. “Quan trưởng” là ai? “Quan trưởng” là người có chc, có quyn, có nh hưởng ln trong cng đng.
Vì sao câu Châm Ngôn khuyên “khi con ngi ăn ba vi mt quan trưởng”, trước hết “hãy xét k” quan trưởng đó? Vì con là người kính s Chúa cho nên dù quan trưởng là người quyn cao chc trng nhưng con phi xét xem quan trưởng đó là người tt hay xu, có kính s Đc Chúa Tri hay không? Vì ba ăn không đơn thun dùng thc ăn mà còn tiến đến mi tương quan giao tế, tinh thn, thuc linh.
Vì sao con được ngi ăn vi người quyn cao chc trng? Người đó mi con, hoc mt người nào khác mi con vi mc đích gì? Có phi quan trưởng mi con mt ba ăn đ ri quan trưởng “ăn” c cuc đi ca con không? Quan trưởng mun gây nh hưởng trên con, trao đi, tho thun vi con hay mun ban ơn cho con? Dù quan trưởng” là ai đi na thì người khôn ngoan cũng đng đ b người ta mê hoc, vì giao thip vi người xu, anh em s mt hết tính tt. (I Cô-rinh-tô 15:33) 
Nếu biết trước “quan trưởng” là người xu, liu người khôn ngoan có chu chung mâm chung chén không? Vua Bên-sát-sa m tic ln đãi 1000 đi thn. Là mt trng thn nhưng ông Đa-ni-ên không đến d. Ông ch đến đ tuyên án vua Bên-sát-sa mà thôi (Đa-ni-ên 5).
Người khôn ngoan t chi ba ăn ti nhà dâm ph vì biết chc rng đó là ba ăn đánh gc nhiu người và giết hi vô s. (Châm Ngôn 7:14, 26)
S đ Phao-lô cnh báo tín hu hi thánh ti Cô-rinh-tô rng h có th là nhng người d dàng chp nhn ngi “dùng ba thuc linh” vi các “quan trưởng gi mo”. Nhưng tôi s rng … nếu có ai đến rao ging cho anh em mt Giê-xu khác vi Đc Chúa Giê-xu mà chúng tôi đã rao ging, hoc nếu anh em nhn mt linh khác vi Thánh Linh anh em đã nhn, hoc tiếp nhn mt tin lành khác vi Tin Lành anh em đã tiếp nhn, thì chc anh em cũng sn sàng chp nhn. (II Cô-rinh-tô 11:3, 4)  
Oaktreevu (XuânThu Sách Cơ Đc) 


Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

Ngày 27 tháng 4. SIÊNG NĂNG LÀ VINH QUANG


22
28
Con có thy người nào siêng năng
trong công vic mình chăng?
Người y hn s đng trước mt các vua,
Ch chng phi trước mt người hèn h đâu.


28
Người cn mn làm vic
S đng trước các vua.


(Bn Hin Đi)


Phải chăng bí quyết để thành công là siêng năng? Vì sao nhiều người siêng năng nhưng vẫn không thành công? Siêng năng đích thực là gì? Bao gồm những yếu tố nào? Người siêng năng trong công việc mà câu Châm Ngôn đề cập ở đây là người khôn ngoan. Cũng có nghĩa là người kính sợ Đức Chúa Trời, được Chúa ở cùng.
Ông Giô-sép được Chúa phù hộ trong mọi công việc, và là người siêng năng cho nên khi còn là nô lệ trong nhà tướng Phô-ti-pha, ông được làm quản gia (Xuất Ai-cập Ký 39:3-6), khi ở tù, trong ngục của hoàng triều ông quản lý cả lao xá (Xuất Ai-cập Ký 39:21-22). Rồi đến một ngày ông được đứng trước mặt Pha-ra-ôn và trở thành tể tướng (Xuất Ai-cập Ký 37-46) Siêng năng để đứng trước mặt vua là một quá trình lâu dài, bền bỉ, tin cậy sự tể trị của Đức Chúa Trời chớ không phải là chuyện đột xuất.
Ông Bết-sa-lê-ên được Đức Chúa Trời chỉ định làm thợ chính. Ngài ban cho ông đầy Thánh Linh, có tài năng, thông mình, kiến thức để dùng vàng, bạc, đồng làm ra các vật dụng tinh vi đẹp đẽ… Ông Ô-hô-li-áp cũng có tài dạy lại cho người khác kiến thức của mình như Bết-sa-lê-ên vậy. Hai ông sẽ cộng tác với những người khác là những người cũng được Chúa Hằng Hữu phú cho tài năng và sự thông minh để thực hiện công tác dựng Đền Tạm và chế tạo các dụng cụ như Chúa Hằng Hữu đã dạy bảo. (Xuất Ai-cập Ký 35:30-36:1) Đức Chúa Trời chỉ định, phú cho; ông Mô-se tổ chức; còn họ cần siêng năng, cần mẫn trong công việc. 
Đức Chúa Trời ban cho thiếu niên Đa-vít năng khiếu gảy đàn. Nhưng nếu Đa-vít không siêng năng luyện tập thì làm sao có người giới thiệu cho vua Sau-lơ: “Tôi biết một cậu con của I-sai ở Bết-lê-hem chơi đàn rất hay. Cậu ấy rất dũng cảm, ăn nói cẩn trọng, hình dung lịch sự, và Chúa ở với cậu.” (I Sa-mu-ên 16:18) Nhờ siêng năng mà Đa-vít được đứng trước mặt vua. Từ khi ra mắt Sau-lơ, Đa-vít rất được Sau-lơ thương mến và trở thành người mang khí giới của Sau-lơ. (I Sa-mu-ên 16:21)  
Oaktreevu (XuânThu Sách Cơ Đốc)